Bạn đã biết cách làm cơm rượu truyền thống chưa? Nhất là khi hiện nay, cơm rượu được khá nhiều người ưa chuộng. Nhắc đến cơm rượu chính là nhắc đến độ dẻo, dai của cơm, mùi thơm, vừa nồng vừa thanh của rượu. Sự hòa quyện này tạo nên một món ăn đặc sản mà hễ ai từng nếm thử qua đều không thể quên vị. Vậy thì còn ngần ngại gì nữa mà không tự tay làm món cơm rượu truyền thống nhỉ? Bạn hãy xem ngay bài viết dưới đây, để có được công thức làm món cơm rượu đúng chuẩn cho cả nhà nhé!
1. Cách làm món cơm rượu truyền thống
Cơm rượu truyền thống không hề khó làm! Nếu không tin, bạn hãy thử bắt tay làm theo những hướng dẫn các bước dưới đây. Chỉ trong vòng “một nốt nhạc” là bạn đã tự tay hoàn thành món cơm rượu thơm ngon, bổ dưỡng cho cả nhà đấy!
Chuẩn bị nguyên liệu
Chuẩn bị nguyên liệu là một khâu quan trọng trong cách làm cơm rượu truyền thống. Theo đó, nguyên liệu để làm cơm rượu bao gồm:
– Gạo nếp: về cơ bản, phổ biến nhất có hai loại gạo nếp để bạn chọn. Một là gạo nếp trắng, hai là gạo nếp cẩm. Tùy vào sở thích mà bạn có thể lựa chọn cho mình loại gạo phù hợp nhất.
– Men rượu: Men rượu là một nguyên liệu cực kì quan trọng trong quá trình làm cơm rượu truyền thống. Do đó, bạn cần chọn loại men tốt, đừng bao giờ sử dụng “men lậu” trên thị trường. Bởi điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng rượu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Nước lọc: Nước để làm cơm rượu là nước lọc đã đun sôi và để hơi âm ấm. Nhiệt độ này mới thích hợp cho quá trình lên men.
– Muối ăn: Để món cơm rượu vừa ăn hơn thì không thể thiếu một chút muối ăn.
Các bước làm cơm rượu truyền thống
Nắm được cách làm cơm rượu truyền thống qua các bước dưới đây, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc chế biến món cơm rượu:
Bước 1: Sơ chế gạo nếp để nấu cơm rượu
Khâu sơ chế nếp để nấu cơm rượu cũng khá đơn giản. Khác với việc nấu xôi, bạn thường phải ngâm chừng vài tiếng đồng hồ. Có như thế món xôi mới thơm, ngon và dẻo hơn. Nhưng với cách nấu cơm rượu thì bạn chỉ cần vo sạch gạo nếp là có thể bắt tay vào làm món cơm rượu ngay, nếu bạn không có thời gian ngâm.
Để tránh nếp bị lẫn tạp chất thì trong quá trình vo gạo nếp, bạn cần cẩn thật sàng lọc cát, sạn, mày trấu… Nhưng đừng vo quá kỹ nhé, vì dễ làm mất chất dinh dưỡng của gạo nếp. Sau khi đã vo sạch, bạn hãy để ráo gạo nếp.
Bước 2: Nấu cơm gạo nếp
Bạn bắt đầu cho phần gạo nếp vừa vo để ráo vào nồi, cho thêm nửa thìa cà phê muối vào sau đó đảo đều để muối bám đều vào gạo nếp. Tiếp đó, bạn cho thêm nước lọc vào nồi để nấu cơm. Lưu ý, đừng đổ quá nhiều nước, chỉ cho vào một lượng vừa đủ sấp mặt gạo thôi nhé!
Bước 3: Giã nhuyễn men rượu
Sau đó, bạn lấy các viên men rượu, chừng 3 viên là được, nghiền nhỏ, giã nát thành bột. Bạn muốn làm nhanh chóng tiết kiệm thời gian thì có thể tận dụng máy xay sinh tố tại nhà để làm nhỏ men rượu.
Bước 4: Tiến hành lên men, làm cơm rượu
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các bước trên, bạn tiến hành rắc men, ủ cơm rượu.
– Đầu tiên, bạn làm tơi phần cơm gạo nếp. Lấy cơm ra một chiếc khay to, phẳng và trải mỏng để cơm nguội bớt một cách tự nhiên. Nếu bạn gấp gáp thì có thể dùng đến quạt gió. Tuy nhiên, cách này dễ làm cơm gạo nếp khô không đều.
– Sau khi cơm đã nguội bớt, còn hơi âm ấm thì rắc đều men lên cơm. Để quá trình lên men cơm rượu được đều hơn, bạn nên chia phần men ra 2 phần. Một phần bạn rắc mặt trên, một phần bạn lật cơm lên và rắc mặt còn lại.
– Tiếp đó, bạn dùng các dụng cụ hỗ trợ như thìa, khay, đũa đảo đều để cơm gạo nếp thấm đều men.
– Nắm cơm rượu nếp thành từng phần nhỏ, để vào thố đựng, đậy nắp kín, để ở chỗ thoáng mát chừng 4-5 ngày là cơm đã lên men và có thể dùng được.
2. Lợi ích của cơm rượu truyền thống
Cơm rượu truyền thống có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Cụ thể:
- Tốt cho tim mạch.
- Cải thiện hệ tiêu hóa.
- Phòng bệnh thiếu sắt.
Hy vọng rằng, với những chia sẻ về cách làm cơm rượu truyền thống trên đây, bạn sẽ tự tay làm được món cơm rượu thơm ngon, bổ dưỡng, an toàn cho cả gia đình mình nhé! Chúc bạn thành công.
Vân Anh tổng hợp