Nên ăn cơm rượu vào lúc nào và liều lượng ra sao tốt nhất cho sức khỏe là điều chúng ta cần quan tâm khi muốn dùng món ăn dinh dưỡng này. Mặc dù có nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên, nếu ăn sai thời điểm, sai cách, thì ngược lại, món cơm rượu có thể gây hại cho sức khỏe chúng ta. Để không khí Tết Đoan Ngọ được diễn ra vui vẻ, trọn vẹn, chúng ta cần đảm bảo sức khỏe của mình trong những bữa ăn nhộn nhịp, tụ họp đầy đủ các thành viên gia đình này. Do đó, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây, để biết cách thưởng thức món ăn truyền thống của dân tộc mình “đúng điệu” nhé.
Ăn cơm rượu nhiều có tốt cho sức khỏe không?
Để biết được nên ăn cơm rượu vào lúc nào, chúng ta cần biết thành phần và tác dụng của món ăn này đối với sức khỏe. Cơ chế và cách ủ cơm rượu rất đơn giản, dựa trên nguyên lý lên men cơm rượu để tạo ra món ăn có thể sử dụng được cả phần cơm cái, lẫn nước cốt. Các thành phần này đều rất tốt cho sức khỏe, giúp lợi tiêu hóa nhờ các loại vi khuẩn lành mạnh. Hơn nữa, cơm rượu nếp còn cung cấp lượng chất sắt, máu dồi dào để cơ thể người bệnh nhanh chóng phục hồi.
Thậm chí, cả mẹ bầu hoặc sau sinh cũng có thể dùng cơm rượu để lợi sữa, hoặc để hỗ trợ các vấn đề về tiết sữa. Ngoài ra, món ăn dinh dưỡng này còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý, tình trạng liên quan đến thiếu máu, thiếu sắt trong thai kỳ ở cả mẹ và bé. Cũng vì những lý do này, mà cơm rượu nếp trở thành công thức “vi diệu” trong Đông y.
Ngoài các hiệu quả kể trên, cơm rượu còn có rất nhiều công dụng khác. Chẳng hạn như, giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến tim mạch, như huyết áp, hoặc, giúp cải thiện làn da căng, săn chắc lại như thời trẻ, giúp hỗ trợ đốt cháy cholesterol để giảm cân,…Ăn cơm rượu với sữa chua nếp cẩm còn giúp tăng hương vị thơm ngon, thanh mát cơ thể. Hoặc uống nước cơm rượu có tác dụng tăng tiết sữa cho mẹ bầu, mẹ sau sinh,…
Nên ăn cơm rượu vào lúc nào tốt nhất cho sức khỏe?
Như đã nhắc đến ở trên, cơm rượu được chế biến dựa trên cơ chế ủ men rượu từ gạo nếp. Do đó, nồng độ cồn của thức ăn này rất thấp. Tuy nhiên, món ăn truyền thống ấy lại có vị đặc trưng của thức ăn ủ men. Do đó, không nên ăn cơm rượu vào lúc nào cảm thấy bụng đói, nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy.
Vì khi này, dạ dày chúng ta đang trống rỗng sau một đêm ngủ vùi liên tục, nếu tiêu thụ món ăn lên men này vào, dạ dày tăng tiết dịch. Tình trạng này dễ dẫn đến viêm, loét dạ dày rất nghiêm trọng. Theo các chuyên gia, nên ăn món này khi bụng no. Tốt nhất là sau bữa ăn sáng, và lúc chiều, kết hợp thêm nhiều thành phần khác, như sữa chua, trứng gà để đổi vị và tăng thêm công dụng.
Với bà bầu, vấn đề nên ăn cơm rượu vào lúc nào càng cần được quan tâm hơn. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu có được ăn cơm rượu không còn tùy thuộc từng thể trạng. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất đặc biệt nhạy cảm, nhiều mẹ ốm, nghén, khó ăn, khó tiêu hóa. Thế nên, việc mẹ bầu nên ăn gì, không nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ cần được bác sĩ tư vấn kỹ càng, dựa trên kiểm tra cẩn thận sức khỏe của mẹ và thai nhi để quyết định.
Cách ủ cơm rượu đơn giản nhất để thưởng thức “đúng điệu” ngày Tết Đoan Ngọ
Hãy thử áp dụng cách làm cơm rượu nhanh và đơn giản nhất dưới đây để thưởng thức “đúng điệu” tinh thần ngày Tết diệt sâu bọ nhé. Nguyên liệu chỉ cần 1/2kg gạo nếp, ngon và bổ dưỡng nhất là gạo nếp cẩm, được ngâm trong nước sạch qua đêm để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất như vỏ trấu. Kèm thêm 3 viên men ngọt nhỏ, chọn loại ngon và mới nhé. Làm sạch men ngọt, nhất là các tạp chất trộn lẫn. Sau đó giã nhuyễn men cơm rượu, kỹ hơn thì dùng rây để lọc lại lấy lớp men mịn màng nhất, ngon nhất.
Gạo ngâm xong, đem vo, bỏ nồi nấu thành cơm cho chín mềm, dẻo hạt. Sau đó, lấy cơm rải lên giấy bạc cho nhiệt độ hạ xuống còn ấm ấm. Lấy men ngọt đã giã nhuyễn rắc lên cho đều, vừa trộn hỗn hợp bằng tay hoặc đũa để các thành phần hòa quyện. Cuối cùng, bọc cơm kín lại bằng lớp giấy bạc đã lót bên dưới, đục vài lỗ trên giấy để lọc lấy nước cốt. Nước cơm rượu cũng có nhiều lợi ích với sức khỏe lắm nhé. Khi đến bước ủ cơm rượu, bạn sẽ hiểu tại sao không nên ăn cơm rượu vào lúc nào bụng đói.
Cuối cùng, bỏ bọc cơm vào trong một cái rá nhỏ, rồi đặt tất cả lên tô sành, hoặc tô thủy tinh sạch. Ủ các dụng cụ làm cơm rượu vào cái âu làm cơm rượu, hoặc một nồi có nắp đậy kín. Dùng chăn, hoặc khăn lớn trùm bên ngoài, ủ khoảng 2 – 3 ngày sau, có thể lấy ra và dùng ngay được. Nếu làm cơm rượu cho bà bầu ăn, thì chỉ nên ủ 2 ngày. Còn với người khác, muốn cơm rượu có vị nồng, cay hơn thì ủ thêm 1 ngày nữa.
Tổng kết lại, chúng ta không nên ăn cơm rượu vào lúc nào cảm thấy đói bụng, dạ dày trống rỗng. Vì điều này sẽ gây hậu quả ngược lại đối với sức khỏe, thậm chí, dẫn đến viêm, loét dạ dày nếu lạm dụng và không kiểm soát liều lượng cơm rượu hấp thụ vào cơ thể. Tốt nhất, nên ăn cơm rượu vào thời điểm sau khi ăn no các bữa chính để hấp thụ dinh dưỡng đầy đủ, hiệu quả nhất. Đây cũng là vấn đề cần được áp dụng cẩn trọng ở mẹ bầu, phụ nữ đang cho bé bú. Cuối cùng, nên ăn cơm rượu với sữa chua nếp cẩm, hoặc trứng gà,…để thưởng thức vị ngon, thơm, mát, và đặc trưng nhất từ món ăn biểu tượng của ngày Tết Đoan Ngọ này nhé.
Trúc Nguyễn tổng hợp